Tin hoạt động

Tham vấn nhóm trực tuyến về nhu cầu hỗ trợ sức khỏe tâm lý xã hội, phòng ngừa và ứng phó với nạn bạo hành trẻ em

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 
           Trong khuôn khổ hoạt động "Tổ chức các buổi tham vấn với thanh thiếu niên và các tổ chức thanh niên về nhu cầu hỗ trợ sức khỏe tâm lý xã hội, phòng ngừa và ứng phó với nạn bạo hành trẻ em, bao gồm tình trạng bắt nạt trên mạng, lạm dụng tình dục trực tuyến" quý III/2021 do UNICEF tài trợ, từ ngày 15-22/10/2021, Trung tâm Công tác xã hội thành phố Đà Nẵng đã tổ chức 05 đợt Tham vấn nhóm trực tuyến về nhu cầu hỗ trợ sức khỏe tâm lý xã hội, phòng ngừa và ứng phó với nạn bạo hành trẻ em cho các nhóm, câu lạc bộ thanh thiếu niên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
           Tham dự và điều hành tổ chức các đợt Tham vấn nhóm có bà Nguyễn Thị Mai - Phó Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội; Ông Mai Đức Vũ - Chuyên gia tư vấn hoạt động; bà Lê Thị Duyên - Tiến sĩ Tâm lý - Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng - Chuyên gia tư vấn; các dẫn trình viên và gần 100 thanh thiếu niên đến từ các các câu lạc bộ (CLB), tổ chức nhóm thanh niên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, bao gồm: CLB Studnet17, CLB Địa lý môi trường; CLB Hugo; CLB Ngôn ngữ ký hiệu (STC) và CLB Hope.
 
Untitled3
(Ảnh: Các em tham gia Thảo luận nhóm trực tuyến)
           Qua 05 đợt tham vấn nhóm, những kiến thức về Công ước quyền Trẻ em, sức khỏe tâm lý xã hội, các vấn nạn bạo hành trẻ em, bao gồm trong đời sống thực, tình trạng bắt nạt trên mạng, lạm dụng tình dục trực tuyến, những hiểu biết về phòng ngừa, ứng phó với nạn bạo hành trẻ em được các em chia sẻ trao đổi thẳng thắn và tiếp nhận các thông tin. Nhiều câu chuyện bạo hành từ gia đình, trường học, trong đời sống xã hội và trên mạng được các em tâm sự và chia sẻ. Qua đó cho thấy, nhiều em vẫn chưa hiểu rõ hoặc hiểu chưa đầy đủ và chưa có những ứng phó phù hợp đối với các vụ bào hành mà chính các em là nạn nhân.
          Một số vụ bạo hành được các em chia sẻ qua các Tham vấn nhóm:
          Câu chuyện 01: Nữ - 17 tuổi: Câu chuyện của em: Là em mới vào trường, các bạn (hay nhóm bạn) không thích lớp có thành viên mới. Các bạn thường tìm cách bật lại những bài tập của nhóm em. Sau này các bạn lên mạng xã hội “đâm chọt” em. Đỉnh điểm, các bạn check mật khẩu facebook của bạn em và đọc hết tin nhắn của em. Em cảm thấy khó khăn khi đến 1 môi trường mới. Sau này thì tụi em cũng giải quyết với nhau ổn thoải hơn. Đó là khoảng thời gian khó khăn với em.
         Câu chuyện 02: Nữ - Một câu chuyện theo em mãi đến bây giờ đó là em bị xâm hại tình dục. Nó không nặng đến mức là quan hệ sâu xa nhưng đâu đó một phần bị người ta đụng chạm vào lúc mình không biết lúc đấy là bị xâm hại (lớp 5), cho đến khi em lớp 6,7 thì mới biết được hành vi người đó làm với mình là xâm hại tình dục. Lúc đó, mình biết được như vậy mình cảm thấy ghê tởm, sợ - sợ rất nhiều thứ, những điều đó đều tác động đến em về tâm lý và những thứ khác đối với em vì em bị xâm hại trong chính môi trường sống của mình.
         
          Kết quả các đợt Tham luận nhóm đã nâng cao năng lực các em về các kiến thức và kỹ năng về Công ước Quyền trẻ em, sức khỏe tâm lý xã hội, phòng ngừa và ứng phó với nạn bạo hành trẻ em. Từ đó, các em có thể áp dụng để bảo vệ  bản thân và những người xung quanh. Ngoài ra, những câu chuyện được chia sẻ và các ý kiến trao đổi, đóng góp cho kiến nghị, đề xuất của các em là cơ sở cho báo cáo đánh giá thực trạng bảo vệ trẻ em và nhu cầu hỗ trợ sức khỏe tâm lý xã hội do Trung tâm Công tác xã hội TP Đà Nẵng đang triển khai thông qua chuổi hoạt động tham vấn này./.
 
Anh Thọ./.

Thông báo

Liên kết

Lượt truy cập

7455888
Hôm nay
Hôm qua
Tổng
801
2903
7455888

Forecast Today
INF

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
64 Đống Đa - Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 02362 214.668
Website: ctxhdanang.vn
Giấy phép số: 159/GP-STTTT ngày 28/3/2016 do Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng cấp
Chịu trách nhiệm Website: Nguyễn Văn Châu

icon zalo
messenger facebook

02362 214.668