Can thiệp phòng ngừa

Rối nhiễu tâm lý ở lứa tuổi học đường: Đáng lo ngại!

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Theo Viện Tâm thần Trung ương, hiện nay tỉ lệ người có rối nhiễu tâm lý ở Việt Nam chiếm khoảng 15-20% dân số. Đáng lo ngại là những năm gần đây, căn bệnh này lại xảy ra khá phổ biến với các em đang độ tuổi đến trường. Đặc biệt, vào mùa thi, số HS bị rối nhiễu tâm lý phải nhập viện hay phải tìm đến các chuyên gia tâm lý ngày càng tăng cao.
Đâu là “thủ phạm”?
Dự án nghiên cứu stress thanh thiếu niên được tiến hành qua mạng và phỏng vấn trực tiếp do Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng thực hiện tại 3 trường THPT trên địa bàn đã cho thấy những con số “giật mình”: Có đến 20% HS nam, 10% HS nữ bị rối nhiễu tâm lý.
Theo các chuyên gia, rối nhiễu tâm lý là trạng thái tâm thần không bình thường, biểu hiện ở mặt cảm xúc chính là sự lo âu, trầm cảm; ở mặt hành vi là hành vi gây hấn, sai phạm, thậm chí là tự tử; về mặt nhận thức rõ nhất là sự nhận thức sai lầm về bản thân, gia đình; về mặt cơ thể đó là các rối nhiễu tâm thể như đau bụng, đau đầu và nổi ban.
Đối với trẻ em dưới 15 tuổi, các em bị rối nhiễu tâm lý thường lo sợ, gây hấn, nhút nhát và thụ động. Trước giờ thi, nhiều HS có hiện tượng đau bụng, nhức đầu. Nếu kiểm tra về mặt y khoa thì không phát hiện vấn đề, ngay cả khi siêu âm bụng, thực hiện điện não đồ…, nhưng các em vẫn có những cơn đau thực sự. Ngoài ra, một số dấu hiệu khác có thể gặp là đi tiểu lắt nhắt, khó thở và tức ngực.
Không ít phụ huynh quan niệm, nguyên nhân chính khiến HS mắc căn bệnh này là áp lực học tập. Kết quả của Dự án trên cho thấy, gần 58% HS được hỏi cho biết bị cha mẹ la mắng vì không học tốt tại trường; hơn 59% số em nói kết quả học tập không như ý muốn. Trong đó, phần lớn các em bị stress vì không làm tốt bài kiểm tra ở chính những môn yêu thích, không hiểu bài học, hoặc không đạt nguyện vọng được có tên trong danh sách khen thưởng.
Tuy nhiên, TS.Nguyễn Tùng Lâm- Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho rằng, áp lực học hành chỉ là một nguyên nhân quan trọng, không phải là lý do chính dẫn đến rối nhiễu tâm lý ở HS. Bởi lẽ, trẻ có dấu hiệu bị căn bệnh này đa phần đều có sức đề kháng tâm lý yếu hoặc trải qua quá trình bị tác động lâu dài từ những vấn đề xảy ra trong gia đình các em. Do đó, khi gặp điều không mong muốn trong cuộc sống như áp lực học hành, thi cử, các em rất dễ bị rối nhiễu tâm lý. Điều này lý giải vì sao cùng trong một lớp học, hoặc trong cùng một gia đình nhưng có em bị rối nhiễu tâm lý, còn các thành viên khác lại không. “Như vậy, việc HS bị rối nhiễu tâm lý không thể đổ lỗi hoàn toàn do chương trình học hay áp lực thi cử. Mà muốn tìm nguyên nhân dẫn đến rối nhiễu tâm lý phải dựa vào nhiều yếu tố trong quá trình trưởng thành của các em”- TS.Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ.
Cần được can thiệp sớm
TS.Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, tình trạng bạo lực học đường, suy đồi đạo đức trong HS hiện nay cũng chính là do các em không có chỗ dựa tinh thần, không giải tỏa được những ức chế tâm lý… Đáng nói, nhiều em ở độ tuổi vị thành niên bị rối nhiễu tâm lý còn thường trực ý định tự tử. Bởi vậy, để ngăn chặn những hành vi đáng tiếc xảy ra, việc phát hiện và can thiệp sớm trong điều trị rối nhiễu tâm lý ở các em càng trở nên quan trọng.
Bằng quan sát, phụ huynh có thể phát hiện trẻ bị rối nhiễu tâm lý thông qua những dấu hiệu bất thường thể hiện ở ý nghĩ, cách ứng xử và hành vi của trẻ. Trẻ cần được các chuyên khoa tâm lý, tâm thần khám và điều trị các phương pháp khác nhau tùy vào mức độ của bệnh. Nếu trẻ bị ở mức độ nhẹ như mới stress, căng thẳng, lo âu thì chỉ cần được tư vấn, tham vấn hoặc dùng phương pháp trị liệu tâm lý. Còn trẻ đã bị bệnh ở mức loạn tâm, tâm thần phân liệt thì phải kết hợp cả phương pháp trị liệu tâm lý và thuốc. Sau trị liệu tâm lý, các bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh cách đối mặt với những nguy cơ gây ra rối nhiễu tâm lý. Tiếp theo, chuyên gia tâm lý sẽ tư vấn cho gia đình cách tạo môi trường, khung cảnh để tránh tái diễn những rối nhiễu tâm lý về sau.

 cce21e1b b461 4712 b8ea 81b9030847f8

 

Ngoài gia đình, nhà trường cũng có vai trò đáng kể trong việc giảm thiểu những tác động gây rối nhiễu tâm lý ở trẻ. Theo đó, với mỗi đối tượng HS, giáo viên phải có cách cư xử khác nhau sao cho các em phát huy được hết khả năng của mình, hạn chế bớt và khắc phục những khuyết điểm. Riêng với những HS chậm chạp, không linh hoạt, giáo viên cần tạo cho các em tự tin vào chính mình. Giáo viên không được tiết kiệm lời khen với những em này, vì những lời khen có tác dụng khích lệ các em tin vào khả năng của mình và trở nên dạn dĩ hơn, tránh được nguy cơ bị rối nhiễu tâm lý.
Tuy nhiên, các nhà giáo dục nhận định, mặc dù nhu cầu cần được tư vấn tâm lý của HS ở nước ta rất lớn, song các nhà trường chưa thể đáp ứng được. Hiện ở một số trường phổ thông, công tác tham vấn tâm lý học đường đã được thực hiện song nhìn chung vẫn còn mang tính tự phát và tính chuyên nghiệp không cao.
Thanh Hương

Theo các chuyên gia, rối nhiễu tâm lý là trạng thái tâm thần không bình thường, biểu hiện ở mặt cảm xúc chính là sự lo âu, trầm cảm; ở mặt hành vi là hành vi gây hấn, sai phạm, thậm chí là tự tử; về mặt nhận thức rõ nhất là sự nhận thức sai lầm về bản thân, gia đình; về mặt cơ thể đó là các rối nhiễu tâm thể như đau bụng, đau đầu và nổi ban.Trẻ em dưới 15 tuổi bị rối nhiễu tâm lý thường lo sợ, gây hấn, nhút nhát và thụ động. Ngoài ra, một số dấu hiệu khác có thể gặp là đi tiểu lắt nhắt, khó thở và tức ngực.
Nguồn: http://baobaohiemxahoi.vn

Thông báo

Liên kết

Lượt truy cập

7330638
Hôm nay
Hôm qua
Tổng
4142
3445
7330638

Forecast Today
8736

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
64 Đống Đa - Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 02362 214.668
Website: ctxhdanang.vn
Giấy phép số: 159/GP-STTTT ngày 28/3/2016 do Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng cấp
Chịu trách nhiệm Website: Nguyễn Văn Châu

icon zalo
messenger facebook

02362 214.668