Khái niệm – Thuật ngữ

Một số định hướng triển khai đề án phát triển nghề công tác xã hội trong thời gian tới

Bạn đánh giá: 1 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

       Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là tăng trưởng kinh tế phải tiến hành đồng thời với tiến bộ và công bằng xã hội. Song song với tăng trưởng kinh tế phải tập trung cho giảm nghèo, hỗ trợ các đối tượng yếu thế như người già, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người nghèo và các đối tượng xã hội khác. Thực hiện chủ trương đó, Việt Nam đã có những thay đổi tích cực và quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Nền kinh tế-xã hội đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
       Mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Hệ thống luật pháp, chính sách về an sinh xã hội đã được hình thành và từng bước hoàn thiện. Tính từ năm 1989 đến nay đã có trên 10 Bộ luật, luật; 7 Pháp lệnh và hơn 30 Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, thông tư và các văn bản chỉ đạo khác trực tiếp hoặc có nội dung quy định khung pháp lý, chính sách là cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện chính sách xã hội ở Việt Nam; trợ giúp các đối tượng, góp phần ổn định xã hội.
Các chính sách ngày càng toàn diện hơn, bao trùm các nhu cầu cơ bản của đối tượng: về nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, hướng nghiệp, dạy nghề...             Đối tượng được trợ giúp từng bước được mở rộng, đáp ứng với đòi hỏi của thực tiễn. Mức trợ giúp xã hội ngày càng cao hơn, cơ hội tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản ngày càng tốt hơn. Đặc biệt các chính sách mới ngày càng mang tính hội nhập quốc tế, phát huy truyền thống văn hoá, nhân văn của dân tộc và mang tính xã hội hoá, không ỷ lại vào nhà nước nhiều; Hệ thống tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân viên công tác xã hội làm việc trong lĩnh vực an sinh xã hội ngày càng được mở rộng. Đó là những người làm việc trong các lĩnh vực chăm sóc người có công với cách mạng, bảo vệ trẻ em, trợ giúp người khuyết tật, trợ giúp các cá nhân, gia đình tan vỡ, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, chăm sóc bệnh nhân tâm thần, chăm sóc-trợ giúp người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, giảm nghèo và trợ giúp người cao tuổi; Chương trình đào tạo bậc cử nhân công tác xã hội cũng đang được triển khai ở khoảng 40 trường đại học.
        Xuất phát từ yêu cầu thực tế trong nước và kinh nghiệm đi trước của các nước, ngày 25 tháng 3 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020. Đề án đã cụ thể hoá quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo đời sống nhân dân, xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến, góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Những kết quả đạt được Sau gần 4 năm triển khai, Đề án phát triển nghề công tác xã hội đã đi vào cuộc sống và đạt được nhiều kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực.
Về xây dựng và ban hành hệ thống vân bản quy phạm pháp luật về công tác xã hội
        Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và các cơ quan của Quốc hội, các Bộ, ngành có liên quan đã hoàn thành nghiên cứu, rà soát, báo cáo làm rõ vai trò, nhiệm vụ của cán bộ, viên chức và cộng tác viên công tác xã hội; trên cơ sở đó đề xuất sửa đổi, bổ sung một số luật, Bộ luật liên quan đến phát triển nghề công tác xã hội như: Bộ luật Lao động, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới. Các Bộ, ngành liên quan cũng đã chủ động xây dựng, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về công tác xã hội, trong đó quy định mã số, chức danh các ngạch viên chức công tác xã hội; tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội; tiêu chuẩn chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội và hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án 32, tạo tiền để pháp lý quan trọng để phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam.
        Đặc biệt trong năm 2013, Bộ Nội vụ đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2013/ NĐ-CP ngày 19/02/2013 sửa đổi, bổ sung một số điểu của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; trong đó lần đầu tiên quy định tiền lương của viên chức công tác xã hội;Thông tư Liên tịch số 09/2013/ TTLT/BLĐTBXH-BNV ngày 10/6/2013 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội; Thông tư số 07/2013/TT-BLĐTBXH ngày 24/5/2013 hướng dẫn tiêu chuẩn cộng tác viên công tác xã hội cấp xã.
         Về củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội
         Để trợ giúp các đối tượng, Liên Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ cũng đã hướng dẫn các địa phương về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Trung tâm công tác xã hội công lập; Phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, hỗ trợ và vận hành cho 32 tỉnh, thành phố xây dựng mô hình trung tâm công tác xã hội, nâng tổng số cán bộ, nhân viên công tác xã hội hiện đang làm việc tại các cơ sở liên quan đến cung cấp dịch vụ công tác xã hội gồm 10.000 người, chiếm tỷ lệ 70%.
Trên cơ sở hoạt động hiệu quả của mô hình Trung tâm công tác xã hội, Bộ Nội vụ và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch 09/2013/TTLT/BNV-BLĐTBXH ngày 10/06/2013 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm công tác xã hội để hướng dẫn cấp huyện, các tỉnh, thành phố thành lập Trung tâm công tác xã hội. Các mô hình Trung tâm công tác xã hội giúp cho Việt Nam học hỏi để chuyển đổi hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội sang hoạt động theo mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người già, người tâm thần, bảo vệ trẻ em, trợ giúp người khuyết tật phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
        Về phát triển mạng lưới cộng tác viên công tác xã hội ở cộng đồng
        Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã xây dựng và ban hành Thông tư số 07/2013/ TT-BLĐTBXH hướng dẫn tiêu chuẩn cộng tác viên công tác xã hội cấp xã/phường, quy định nhiệm vụ chung, nhiệm vụ cụ thể và các yêu cầu về trình độ, năng lực của cộng tác viên công tác xã hội. Đến nay, đã có 21 tỉnh, thành phố phê duyệt kế hoạch thành lập mạng lưới cộng tác viên công tác xã hội với tổng s'ố 8.784 cộng tác viên. Một số tỉnh, thành phố như Quảng Ninh, Long An, Bến Tre, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, An Giang, Bình Phước, Phú Yên đã xây dựng mạng lưới cộng tác viên và nhân viên công tác xã hội, góp phần trợ giúp cho các nhóm đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo và các đối tượng xã hội khác tiếp cận, thụ hưởng các chính sách phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, học nghề, tìm việc làm đểổn định cuộc sống.
        Hàng năm, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành cùng hỗ trợ các Trung tâm công tác xã hội xây dựng mạng lưới cộng tác viên công tác xã hội; cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho các nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương tại cộng đồng; tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội thông qua các khóa tập huấn kỹ thuật vận hành mô hình Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội; tập huấn quy trình về quản lí ca/quản lý trường hợp; quy trình phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng; tập huấn về quy trình quản lý trường hợp người khuyết tật; tập huấn về nghiệp vụ chăm sóc, nhận nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
           Về đào tạo công tác xã hội
           Đề án 32 đã hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu hoàn thiện kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo công tác xã hội hệ cử nhân ở 40 trường đại học, cao đẳng có đào tạo công tác xã hội; các trường đạt chỉ tiêu tuyển sinh 2.500 cử nhân/ năm; phối hợp với UNICEF hỗ trợ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức tuyển sinh, đào tạo Thạc sỹ công tác xã hội khóa 3 với chỉ tiêu 70 học viên/ năm.
Về đào tạo dài hạn: Theo số liệu báo cáo các cơ sở đào tạo CTXH, đến nay, 22 trường đào tạo cao đẳng, đại học đã đào tạo chính quy với quy mô 2.500 cộng tác viên/năm và hệ vừa làm, vừa học vềcông tác xã hội cho tổng số 13.391 người, trong đó: Cử nhân có 10.386 người, Trung cấp có 615 người, Cao đẳng có 2.373 người. Chia theo chuyên ngành đào tạo: Ngành công tác xã hội có 11.411 người, Xã hội học có 1.980 người.
vềđào tạo ngắn hạn: BộLao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với các trường đại học đã tổ chức đào tạo 300 giảng viên dạy nghề công tác xã hội cho các trường cao đẳng, trung cấp nghề trong cả nước; đào tạo 8 lớp 320 cán bộ, quản lý công tác xã hội cấp cao tại 2 miền Nam-Bắc; đào tạo 25 giảng viên nguồn công tác xã hội cho các trường đại học của Việt Nam; hàng năm hỗ trợ các tỉnh/thành phố bổi dưỡng nâng cao năng lực cho 30.000 cán bộ, nhân viên công tác xã hội.
         Mội số định hướng triển khai Đề án 32 trong thời gian tới
         Một là, đối với các Bộ, ngành có liên quan: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật phát triển nghề công tác xã hội; nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020; tháo gỡ cơ chế pháp lý cho mô hình Trung tâm công tác xã hội cấp tỉnh; Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn các ngạch viên chức công tác xã hội và cộng tác viên công tác xã hội; Các Bộ Nội vụ, Y tế, Lao động -Thương binh và Xã hội,Tài chính nghiên cứu, sửa đổi bổ sung chế độ phụ cấp ưu đãi nghề công tác xã hội cho đội ngũ cán bộ, viên chức công tác xã hội đang làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo hướng khuyến khích hình thành đội ngũ cán bộ, nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp; bên cạnh đó cần phát triển các dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực bảo về trẻ em, công tác xã hội trong trường học, ỵ tế, công tác xã hội trong lĩnh vực trợ giúp người nghiện; công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần và một số lĩnh vực trọng tâm khác Các Bộ, ngành Trung ương cũng cần phối hợp với CFSI, ASI, UNICEF tiếp tục đào tạo đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý công tác xã hội cấp cao ngắn hạn và đạo tạo thạc sỹ công tác xã hội; hỗ trợ cho các địa phương triển khai đào tạo cho cán bộ, nhân viên công tác xã hội hệ vừa làm, vừa học; hướng dẫn các cơ sở đào tạo nghề cấp tỉnh, thành phố thành lập bộ môn/khoa đào tạo công tác xã hội; tiếp tục hỗtrợ xây dựng năng lực cho các mô hình trung tâm công tác xã hội tại các địa phương.
         Hai ỉà, đối với các địa phương: cần xây dựng mô hình điểm Trung tâm công tác xã hội tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ cấu lại các cơ sở bảo trợ xã hội theo hướng cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo chức năng, nhiệm vụ quy định tại Thông tư Liên tịch số 09/2013/TTLT/ BLĐTBXH-BNV ngày 10/6/2013 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội công lập; xây dựng mạng lưới nhân viên công tác xã hội, cộng tác viên CTXH theo qưy định tại Thông tư số 07/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2013 hướng dẫn tiêu chuẩn cộng tác viên công tác xã hội cấp xã.
Cùng với đó, các địa phương cần đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho số cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn; các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và cơ quan Lao động-Thương binh và Xã hội các cấp. Đặc biệt là chú trọng vào đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ, nhân viên công tác xã hội trình độ đại học tại chức công tác xã hội; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền về nghề công tác xã hội tại các tỉnh, thành phố.
Nguồn: Bộ LĐTBXH - http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=21994 - ThS. Nguyễn Văn Hồi – Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hộ.

Thông báo

Liên kết

Lượt truy cập

7742564
Hôm nay
Hôm qua
Tổng
2896
2437
7742564

Forecast Today
3576

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
64 Đống Đa - Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 02362 214.668
Website: ctxhdanang.vn
Giấy phép số: 159/GP-STTTT ngày 28/3/2016 do Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng cấp
Chịu trách nhiệm Website: Nguyễn Văn Châu

icon zalo
messenger facebook

02362 214.668