Khái niệm – Thuật ngữ

Nghề công tác xã hội là gì?

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

 

Trả lời: theo Hiệp hội nhân viên công tác xã hội thế giới và tại Việt Nam, công tác xã hội được định nghĩa như sau:

1. Theo Hiệp hội nhân viên công tác xã hội thế giới thì:
Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự phát triển xã hội, giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ tương tác, tăng năng lực và tạo khả năng giải phóng con người nhằm thúc đẩy an sinh xã hội. Sử dụng các học thuyết về hành vi con người trong môi trường xã hội, công tác xã hội can thiệp vào những điểm khi con người tương tác với các môi trường của mình. Nhân quyền và công bằng xã hội là những nguyên tắc nền tảng của nghề công tác xã hội.
Định nghĩa trên bao hàm những nội dung sau:
+ Mục đích của công tác xã hội là củng cố an sinh xã hội thông qua việc cải thiện các vấn đề xã hội và tăng cường khả năng giải quyết vấn đề cho các cá nhân, nhóm và cộng đồng.
+ Trọng tâm của công tác xã hội là các cá nhân, nhóm và cộng đồng, cũng như môi trường xã hội rộng hơn.
+ Luôn xem xét đến mối quan hệ tương tác giữa con người và môi trường xã hội của họ.
+ Phương pháp của công tác xã hội bao gồm việc can thiệp cho các cá nhân, nhóm, cộng đồng, hệ thống xã hội và chú trọng đến cả các mối quan hệ xung quanh đối tượng.
+ Giá trị của công tác xã hội dựa trên nền tảng về quyền con người và công bằng xã hội.
2. Tại Việt Nam, công tác xã hội được định nghĩa như sau:
Công tác xã hội là hoạt động mang tính chuyên môn, được thực hiện theo các nguyên tắc và phương pháp riêng nhằm hỗ trợ các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội và cộng đồng dân cư trong việc giải quyết các vấn đề của họ. Qua đó công tác xã hội theo đuổi mục tiêu vì hạnh phúc cho con người và tiến bộ xã hội.
- Là công việc được trả lương hoặc tình nguyện.
- Được tiến hành bởi những người được đào tạo và những mục đích đã  được công bố  nhằm hỗ trợ những người cần được trợ giúp.
- Được tiến hành thông qua hệ thống các dịch vụ XH hoặc những chương trình tăng thu nhập.
Các hoạt động của công tác xã hội (CTXH) diễn ra ở cả 3 cấp độ: vi mô, trung mô và vĩ mô. Các hoạt động ở cấp vi mô là những dịch vụ trực tiếp cho các đối tượng yếu thế và gia đình họ. Ví dụ như việc trực tiếp hỗ trợ một trẻ em bị xâm hại giải quyết những vấn đề về những tổn thương về thể chất, tinh thần, tình cảm, v.v. thông qua các hoạt động kết nối các nguồn lực và tham vấn cho đứa trẻ. Bên cạnh đó nhân viên công tác xã hội cũng có thể giúp cho gia đình nhận thức được vấn đề, biết cách bảo vệ, chăm sóc và hỗ trợ con, em mình vượt qua những khó khăn.
Ở cấp độ trung mô, CTXH mang đến các dịch vụ hỗ trợ phát triển các nhóm lớn và cộng đồng tạo ra sự thay đổi tốt hơn cho cộng đồng.
Ở cấp độ vĩ mô, CTXH tham gia xây dựng chính sách xã hội và tạo ra những thay đổi về cấu trúc thể chế, chính sách xã hội hướng tới đảm bảo công bằng xã hội và an sinh xã hội.

Thông báo

Liên kết

Lượt truy cập

6675318
Hôm nay
Hôm qua
Tổng
1269
3933
6675318

Forecast Today
4872

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
64 Đống Đa - Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 02362 214.668
Website: ctxhdanang.vn
Giấy phép số: 159/GP-STTTT ngày 28/3/2016 do Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng cấp
Chịu trách nhiệm Website: Nguyễn Văn Châu

icon zalo
messenger facebook

02362 214.668