Nghề CTXH thực hiện 3 phương pháp hỗ trợ trực tiếp với các đối tượng như sau:
Ảnh minh họa
- CTXH với cá nhân là phương pháp nhân viên CTXH sử dụng các kiến thức, kỹ năng được đào tạo vào quá trình hỗ trợ tâm lý, tình cảm và xã hội nhằm giúp đỡ cá nhân đối tượng hiểu về vấn đề của mình, phát hiện và phát huy những tiềm năng, thế mạnh bản thân; kết nối các dịch vụ hỗ trợ để cá nhân có được năng lực và các nguồn lực tự giải quyết vấn đề. Trong quá trình hỗ trợ cá nhân, nhân viên công tác xã hội áp dụng nhiều hoạt động chuyên môn như tham vấn, quản lý ca/trường hợp, sử dụng các mô hình hỗ trợ như can thiệp khủng hoảng, trị liệu nhận thức, hành vi, v.v. để giúp đỡ đối tượng. Ví dụ như tham vấn cho trẻ em bị lạm dụng tình dục vượt qua khó khăn, mặc cảm về tâm lý, phục hồi thể chất và hòa nhập với cuộc sống hay áp dụng quy trình quản lý ca giúp đỡ đối tượng có rối nhiễu tâm thần, v.v.
- CTXH nhóm là quá trình người nhân viên CTXH sử dụng tiến trình sinh hoạt nhóm (tập hợp những đối tượng có cùng vấn đề lại thành nhóm) thông qua những tương tác nhóm để giúp đỡ các thành viên trong nhóm giao tiếp, tác động qua lại, học tập lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao nhận thức ...nhằm thay đổi hành vi, tăng cường khả năng đáp ứng các nhu cầu khó khăn và giải quyết các vấn đề của nhóm đối tượng. Hiện nay có rất nhiều loại hình CTXH nhóm ví dụ như nhóm đồng đẳng của những người bị nhiễm HIV/AIDS, người nghiện sau cai giúp nhau hòa nhập cuộc sống, nhóm nạn nhân bạo lực gia đình hay nhóm những người chồng trước đây gây ra bạo lực gia đình. CTXH nhóm còn được sử dụng cho việc hình thành các nhóm nhà chuyên môn làm công tác vận động chính sách hay hỗ trợ các nhóm đối tượng tiếp cận với những nguồn lực cần thiết. Trong CTXH nhóm các kỹ thuật về quản lý ca và tham vấn cũng được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu và trị liệu tâm lý cho thành viên nhóm.
- Phát triển cộng đồng là những tiến trình qua đó nhân viên CTXH vận động, liên kết những nỗ lực của người dân với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa của cộng đồng, giúp cho cộng đồng phát triển và hội nhập với các cộng đồng khác trong xã hội. Nói một cách khác phát triển cộng đồng là một tiến trình làm chuyển biến, thay đổi cộng đồng nghèo, khó khăn thành cộng đồng tự lực thông qua việc giáo dục nhận thức về tình hình, vấn đề hiện tại của họ, phát huy các khả năng và tài nguyên sẵn có, tổ chức các hoạt động tự giúp, bồi dưỡng và củng cố tổ chức và tiến tới phát triển. Có nhiều hoạt động phát triển cộng đồng nhân viên CTXH thực hiện trong thực tiễn như giúp cộng đồng hợp tác cải thiện cơ sở hạ tầng, có kiến thức làm ăn, nâng cao thu nhập cộng đồng.
Tin mới
- Một số định hướng triển khai đề án phát triển nghề công tác xã hội trong thời gian tới - 22/11/2022
- Công bố báo cáo tổng quát đầu tiên về bình đẳng giới ở Việt Nam - 30/10/2021
- Kế hoạch 78/KH-UBND triển khai thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025 - 01/09/2021
- Nghề công tác xã hội là gì? - 26/05/2020
- Hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến phát triển nghề CTXH ở Việt Nam? - 26/05/2020
Các tin khác
- Quá trình hình thành và phát triển của nghề Công tác xã hội trên thế giới như thế nào? - 26/05/2020
- Nhân viên công tác xã hội là ai và có những vai trò gì? - 26/05/2020
- Nghề Công tác xã hội tuân thủ theo những nguyên tắc thực hành nghề nghiệp nào? - 26/05/2020
- Triết lý giá trị nghề nghiệp của Công tác xã hội là gì ? - 26/05/2020
- Đối tượng của Công tác xã hội là gì? - 26/05/2020