Dịch vụ trợ giúp

Công tác xã hội với phụ nữ nghèo

Bạn đánh giá: 1 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Theo Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), công tác xã hội (CTXH) có vai trò trong giảm nghèo bền vững, đóng góp đáng kể cho sự phát triển xã hội nhất là những người nghèo đã và đang phải đối mặt với nhiều rủi ro trong cuộc sống. Và hơn hết, những người phụ nữ nghèo là đối tượng yếu thế, rất cần được hỗ trợ nhiều hơn nữa bởi những hoạt động CTXH chuyên nghiệp.​

Vì sao cần có hoạt động Công tác xã hội với phụ nữ nghèo ?

images1472787 HChau 3

Ảnh: Báo Đà Nẵng

Thứ nhất, ở các gia đình nghèo, chỗ ở và điều kiện sinh hoạt không được đảm bảo, điều này khiến cho con người có nguy cơ dễ mắc bệnh, bị ốm đau thường xuyên. Đặc biệt do đặc điểm thể chất của phụ nữ nên họ thường có sức chịu đựng thấp hơn so với nam giới và dễ có nguy cơ về sức khoẻ cũng như hạn chế cơ hội tham gia việc làm. Khi bị ốm đau, họ không có tiền để chi trả khám chữa bệnh, hay không đủ tiền mua thuốc và các dịch vụ khác ở địa phương; không đủ trả chi phí di chuyển tới các trung tâm y tế… Trong họ dễ nảy sinh suy nghĩ tiêu cực là khi đau ốm thà đi làm còn hơn.

Thứ hai, phụ nữ nghèo thường có xuất phát điểm là học vấn thấp, nên khó tìm được việc làm hoặc làm những công việc có thu nhập thấp, công việc mang tính thời vụ, bấp bênh thiếu ổn định. Họ ít có cơ hội tiếp cận với công nghệ, đào tạo, từ đó thiếu cơ hội nâng cao kiến thức và kỹ năng cho bản thân. Chưa kể kĩ năng tự học, tự tiếp thu kiến thức còn hạn chế nên việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi hoặc sản xuất sẽ là một rào cản không nhỏ.

Bên cạnh đó, tâm lý lo âu, cảm giác không an toàn và lo sợ rủi ro ở họ rất cao vì họ chưa được đảm bảo về các điều kiện sinh hoạt thiết yếu. Hơn nữa vai trò làm mẹ, làm vợ buộc họ không những chu toàn việc nhà mà phải làm kinh tế để lo lắng cho gia đình. Tâm lí của nhiều người đàn ông là làm thế nào để mang tiền về nhà là đủ thì người phụ nữ còn một nhiệm vụ là quán xuyến trong chi tiêu, trong nuôi dạy con cái và các công việc không tên khác. Không ổn định trong công việc đồng nghĩa với việc hàng loạt vấn đề của gia đình đối mặt trước nhiều nguy cơ. Điều này khiến họ sợ phải thay đổi, phải đối mặt với những vấn đề mang tính rủi ro cao, kể cả khi những điều đó có thể đem lại nhiều lợi ích cho họ và có thể dẫn đến thành công. Chính điều này làm cho cuộc sống của họ càng thêm khó khăn. Thu nhập thấp, phải lo ăn từng bữa nên người phụ nữ không quan tâm hoặc không có khả năng tham gia nhiều vào các mối quan hệ xã hội, không có nhiều thời gian tham gia các hoạt động, các tổ chức, các câu lạc bộ - cơ hội để họ thay đổi cuộc sống của bản thân và gia đình.

Việc không được đảm bảo đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cá nhân đã làm ảnh hưởng đến chất lượng sống và tâm lý của phụ nữ. Chất lượng sống không đảm bảo dẫn đến suy giảm sức khỏe và kéo theo đó là phụ nữ không thể tiếp tục làm việc hay tìm cho mình một công việc phù hợp. Vì thế họ mãi không thể thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói.

Tuy rằng phụ nữ nghèo thường có những đặc điểm về tâm lí như mặc cảm, tự ti, khó khăn trong cuộc sống nhưng họ là những người có nghị lực sống và mong muốn vươn lên. Bản thân họ có những thế mạnh riêng, có những kinh nghiệm, trải nghiệm sống quý báu mà không phải ai cũng có được. Nhân viên công tác xã hội chính là người hỗ trợ họ nhận thức được tiềm năng, nguồn lực giúp họ phát huy năng lực, vươn lên trong cuộc sống.

 

Nhân viên Công tác xã hội ( NVCTXH) có thể làm gì để trợ giúp phụ nữ nghèo ?

Người làm công tác xã hội có vai trò tổ chức khảo sát nắm danh sách phụ nữ nghèo, tìm hiểu nguyên nhân nghèo và đánh giá nhu cầu của họ. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch cụ thể để giúp nhóm phụ nữ nghèo, lập sổ theo dõi cụ thể.

Trong tiến trình trợ giúp, NVCTXH hướng dẫn cho các phụ nữ hộ nghèo biết cách lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, chi tiêu trong gia đình. Đồng thời, hướng dẫn khai thác các nguồn lực hỗ trợ của cộng đồng, xã hội đối với người nghèo.

Bên cạnh việc tích cực tuyên truyền để hộ nghèo thay đổi nhận thức, hành vi, tích cực lao động sản xuất vươn lên thoát nghèo, không nên chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, NVCTXH sẽ chú trọng đến việc tổ chức tập huấn các phương thức lao động sản xuất phù hợp với thế mạnh cá nhân, đặc điểm môi trường, điều kiện gia đình nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, dạy nghề, đào tạo nghề cho phụ nữ nghèo và con em của họ để hỗ trợ tạo việc làm tăng thu nhập.

NVCTXH là người thúc đẩy, tổ chức, triển khai các mô hình giúp phụ nữ nghèo có hiệu quả, chỉ đạo điểm và nhân rộng mô hình có hiệu quả để các tổ chức hội triển khai học tập. Mặt khác việc kết nối phụ nữ nghèo với các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, chính sách xã hội là việc quan trọng mà NVCTXH cần thực hiện để những người phụ nữ nghèo được tiếp cận với các cơ hội, được trao quyền mà cá nhân họ đáng được nhận.

BI

Thông báo

Liên kết

Lượt truy cập

7742741
Hôm nay
Hôm qua
Tổng
3073
2437
7742741

Forecast Today
3216

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
64 Đống Đa - Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 02362 214.668
Website: ctxhdanang.vn
Giấy phép số: 159/GP-STTTT ngày 28/3/2016 do Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng cấp
Chịu trách nhiệm Website: Nguyễn Văn Châu

icon zalo
messenger facebook

02362 214.668