Trong hoạt động quản lý và thực thi công vụ của bất kỳ cơ quan, đơn vị nào cũng đều có sự phối hợp giữa các phòng ban, bộ phận và giữa các cán bộ, công chức, viên chức trong cùng cơ quan, đơn vị với nhau.
Phối hợp là quá trình kết nối, hỗ trợ, hợp tác lẫn nhau của đảng viên, viên chức, người lao động (VC-NLĐ) nhằm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Sự phối hợp diễn ra xuyên suốt quá trình từ xây dựng kế hoạch, đến việc chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện, kiểm tra kết quả đạt được. Mục tiêu cuối cùng của phối hợp là tạo ra sự thống nhất, đồng thuận, bảo đảm chất lượng và đạt được hiệu quả cao.
Một số nguyên tắc trong phối hợp: Nguyên tắc lãnh đạo thống nhất; nguyên tắc chia sẻ thông tin; nguyên tắc chuyên môn hóa, hợp tác hóa; nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, không cố chấp, bảo thủ; nguyên tắc đổi mới, sáng tạo; nguyên tắc đúng hẹn...
Hình thức và nội dung của sự phối hợp trong thực thi công vụ bao gồm các hoạt động: Cung cấp thông tin, trợ giúp vật chất, phương tiện kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nguồn lực, tài chính, xác định nội dung công việc và phạm vi trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân được phân công thực hiện những nhiệm vụ chung; tất cả những nội dung đó đều cần tuân thủ theo nguyên tắc phối hợp để đảm bảo đạt hiệu quả cao trong thực thi nhiệm vụ.
- Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong triển khai, thực hiện các dịch vụ công tác xã hội tại đơn vị
- Thông qua phối hợp, các phòng và các VC-NLĐ trong đơn vị được trao đổi hoạt động và thông tin với nhau, hỗ trợ cho nhau trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trong một cơ quan, đơn vị, nếu có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng và giữa các VC-NLĐ với các hình thức và cách thức thích hợp thì không chỉ tạo dựng sự đoàn kết, đồng thuận, hỗ trợ nhau giữa các phòng, giữa các cá nhân để cùng hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, mà còn có thể phát huy dân chủ, phát huy năng lực, sở trường của từng cá nhân trong công tác để cùng hướng đến thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác của đơn vị mình;
- Làm tốt công tác phối hợp, có phân công nhiệm vụ cụ thể cho tổ chức, cá nhân chủ trì và tổ chức, cá nhân phối hợp sẽ đẩy lùi tình trạng né tránh, đùn đẩy theo tinh thần Chỉ thị số 34-CT/TU ngày 27/10/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng;
- Trung tâm CTXH thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ công tác xã hội với nhiều loại hình trợ giúp như tư vấn/tham vấn, can thiệp khẩn cấp, can thiệp - trị liệu - phục hồi, tiếp nhận và xử lý thông tin người lang thang xin ăn và thực hiện các chương trình, dự án với nhiều nhóm đối tượng…trong khi đó, số lượng viên chức khá hạn chế. Do đó, việc tăng cường nhân lực của các phòng khác để hỗ trợ cùng thực hiện một nhiệm vụ, công việc là khó tránh khỏi. Vì vậy, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong triển khai, thực hiện các dịch vụ công tác xã hội tại đơn vị cho đảng viên, VC-NLĐ trong thực hiện nhiệm vụ được giao là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong nâng cao hiệu quả công việc tại đơn vị.
- Thực trạng về công tác phối hợp trong triển khai, thực hiện các dịch vụ công tác xã hội tại đơn vị
Trong thời gian qua, nhìn chung công tác phối hợp trong triển khai, thực hiện các dịch vụ công tác xã hội tại đơn vị khá nhịp nhàng, chặt chẽ; nhiệm vụ được phân công cụ thể cho phòng, bộ phận, cá nhân chủ trì và phòng, bộ phận, cá nhân phối hợp một cách phù hợp. Nhờ vậy, nhiều hoạt động, chương trình, mô hình … được triển khai có sự tham gia tích cực của đảng viên, VC-NLĐ và đã mang lại hiệu quả cao, đảm bảo yêu cầu về tiến độ thực hiện và chất lương theo mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn số ít đảng viên, VC-NLĐ đôi lúc chưa thực hiện tốt công tác phối hợp, thực hiện nhiệm vụ còn chậm tiến độ; thiếu sự quan tâm đến các dịch vụ được thực hiện của các phòng chuyên môn khác…mà nguyên nhân sâu xa là chưa nhận thức đúng về trách nhiệm của người thực hiện công tác phối hợp.
- Một số giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong triển khai, thực hiện các dịch vụ công tác xã hội tại đơn vị
Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong triển khai, thực hiện các dịch vụ công tác xã hội tại đơn vị, VC-NLĐ Trung tâm cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
* Đối với đảng viên, VC-NLĐ
Một là, Toàn thể đảng viên, VC-NLĐ nâng cao nhận thức về trách nhiệm của bản thân trong công tác phối hợp; nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; tiếp tục thực hiện nghiêm các nhiệm vụ được phân công, chỉ đạo của Lãnh đạo phòng, Lãnh đạo đơn vị theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và hiệu quả công việc;
Hai là, Tăng cường nghiên cứu văn bản có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của tất cả các phòng; không ngừng học tập nâng cao trình độ, học hỏi kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng chuyên môn để có thể nắm, biết và có thể hỗ trợ các dịch vụ công tác xã hội tại đơn vị khi có yêu cầu;
Ba là, Nắm vững nội dung và tuân thủ một số nguyên tắc trong công tác phối hợp. Trao đổi hoạt động và thông tin với nhau; hỗ trợ nhau; tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau trong phối hợp và thực hiện nhiệm vụ.
* Đối với Lãnh đạo các phòng
Một là, Nắm kỷ chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, bộ phận chuyên môn để tham mưu Lãnh đạo cơ quan phân công công việc cho phòng, bộ phận chủ trì và phối hợp một cách phù hợp. Đồng thời phân công chủ trì hoặc phối hợp cho VC-NLĐ đảm bảo phù hợp với năng lực, sở trường chuyên môn của từng cá nhân. Việc phân công phối hợp phải rõ ràng, nêu rõ nội dung công việc, người thực hiện, thời gian hoàn thành nhiệm vụ.
Hai là, Thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ công tác phối hợp của các phòng, bộ phận; cá nhân với cá nhân. Có kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở và kịp thời hỗ trợ, hướng dẫn cho phòng, bộ phận, cá nhân tham gia phối hợp để công việc được hoàn thành theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
* Đối với Lãnh đạo đơn vị
Một là, Tiếp tục quán triệt mục đích, vai trò và tầm quan trọng của công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ nhằm nâng cao nhận thức của đảng viên, VC-NLĐ về trách nhiệm của bản thân trong công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ tại Trung tâm.
Hai là, Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phối hợp tại đơn vị. Kịp thời biểu dương những tập thể, cá nhân tích cực tham gia thực hiện tốt công tác phối hợp, đồng thời phê bình, nhắc nhở đối với những trường hợp chưa tự giác, hoặc thiếu trách nhiệm… trong công tác phối hợp.
Tóm lại, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong triển khai, thực hiện các dịch vụ công tác xã hội tại đơn vị là trách nhiệm của mỗi đảng viên, VC-NLĐ Trung tâm. Đây là nội dung có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công tác xã hội, góp phần đáng kể vào việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị tại đơn vị. Đồng thời thể hiện tinh thần chủ động tích cực, trách nhiệm, tình đoàn kết và gắn bó của các tập thể, cá nhân, người làm công tác xã hội, cùng phấn đấu phát huy vai trò của đơn vị trong công tác an sinh xã hội vì hạnh phúc cộng đồng./.
Tin mới
Các tin khác
- TOÀN VĂN: QUY ĐỊNH SỐ 144-QĐ/TW VỀ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN GIAI ĐOẠN MỚI - 07/11/2024
- Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11 năm 2024 - 01/11/2024
- Đoàn công tác Holt Việt Nam đến thăm và làm việc tại thành phố Đà Nẵng - 29/10/2024
- Công khai Quyết định về việc công khai điều chỉnh giảm dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024 - 14/10/2024
- Tờ rơi tuyên truyền về ứng dụng định danh điện tử VNeiD nhằm hưởng ứng cải cách hành chính và chuyển đổi số - 08/10/2024