Trên cơ sở đánh giá kết quả 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 06-11-2013 của Ban Thường vụ Thành ủy và thực trạng tình hình đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức của thành phố, Ngày 27-10-2023, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng ban hành Chỉ thị số 34-CT/TU về tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy, không làm đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong tình hình hiện nay. Trong đó Chỉ thị đã nêu 10 biểu hiện và yêu cầu nhận diện, kiểm điểm, đánh giá trên tinh thần phê bình và tự phê bình, “tự soi, tự sửa” để có biện pháp kịp thời chấn chỉnh, khắc phục và đẩy lùi tình trạng né tránh, đùn đẩy, không làm đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
Nhằm thực hiện tốt tinh thần, nội dung Chỉ thị số 34-CT/TU; Chi bộ Trung tâm Công tác xã hội đã tổ chức sịnh hoạt chuyên đề Quý 1/2024 để thảo luận, nhận diện 10 biểu hiện của Chỉ thị số 34-CT/TU ngày 27/10/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy và liên hệ với tình hình thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị.
1. Nhận diện 10 biểu hiện của Chỉ thị 34-CT/TU
(1) Không thực hiện đúng quy chế làm việc. Né tránh, đùn đẩy, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn đối với những vấn đề tồn tại, vướng mắc nhiều năm; những vấn đề mới nhưng có mâu thuẫn trong áp dụng pháp luật hoặc pháp luật không còn phù hợp.
Đây là biểu hiện của việc thực hiện không đúng Quy chế làm việc của cơ quan. Việc né tránh, đùn đẩy, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao là do sợ trách nhiệm, hoặc không có tinh thần trách nhiệm, nhất là đối với những vấn đề tồn tại, vướng mắc nhiều năm; những vấn đề mới nhưng có mâu thuẫn trong áp dụng pháp luật hoặc pháp luật không còn phù hợp.
(2) Không chủ động đề xuất và tổ chức thực hiện hoặc quyết định giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm được giao. Không chủ động tham mưu cho cấp có thẩm quyền các biện pháp giải quyết các công việc, nhất là công việc có khó khăn, vướng mắc.
Không chủ động đề xuất và tổ chức thực hiện hoặc quyết định giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm được giao là một biểu hiện khá rõ nét hiện nay. Việc thụ động có thể là do trình độ, năng lực có hạn; hoặc tính tự giác chưa cao..., nhưng thời gian gần đây tính thụ động còn do sợ trách nhiệm trong tham mưu đề xuất và tổ chức thực hiện.
(3) Tham mưu “lòng vòng”, không nêu rõ quan điểm, chính kiến, không rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ trách nhiệm trong công việc được giao.
Tham mưu “lòng vòng” là không trực diện vào vấn đề; không nêu rõ quan điểm, chính kiến, không rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ trách nhiệm trong công việc được giao. Biểu hiện này thường gặp ở những người có trình độ, năng lực hạn chế, không xác định được mục tiêu hướng đến và cái nhìn bao quát của vấn đề cần tham mưu, không nắm chắc cơ sở pháp lý và thực tiển, các yếu tố tác động ... nên không dám nêu quan điểm, chính kiến của mình khi tham mưu. Bên cạnh đó, đây cũng là biểu hiện của người sợ trách nhiệm, dẫn đến tham mưu “lòng vòng” và không nêu dám nêu rõ quan điểm, chính kiến của mình.
(4) Tìm cơ sở, căn cứ, lý do để không làm hoặc tìm cách đẩy việc lên cơ quan cấp trên hoặc chuyển sang cơ quan, đơn vị, cá nhân khác trong khi công việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết của mình.
Biểu hiện này cũng là một dạng đùn đẩy vì sợ trách nhiệm nên tìm lý do để đẩy việc cho người khác, cho đơn vị khác trong khi công việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của mình.
(5) Khi cùng một vấn đề có quy định khác nhau thì chỉ áp dụng những quy định có lợi cho mình, đẩy trách nhiệm cho cơ quan khác hoặc lệ thuộc vào các cơ quan tư vấn.
Hệ thống văn bản pháp luật bao gồm nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội và đã được rà soát thường xuyên. Song có khi cùng một vấn đề lại có quy định khác nhau nên người tham mưu cần có cái nhìn bao quát, vì cái chung mà thực hiện sao cho phù hợp, không vì lợi ích cá nhân hoặc cơ quan mình chỉ mà áp dụng những quy định có lợi cho mình, đẩy trách nhiệm cho cơ quan khác hoặc lệ thuộc vào các cơ quan tư vấn.
(6) Những việc thuộc trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết nhưng vẫn tham mưu, chỉ đạo xin ý kiến của cấp trên. Thiếu trách nhiệm, thờ ơ, vô cảm trước các khiếu nại, bức xúc, khó khăn của người dân, doanh nghiệp.
Do sợ trách nhiệm, hoặc không nghiên cứu kỹ văn bản nên có trường hợp công việc thuộc trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết của mình nhưng vẫn tham mưu, chỉ đạo xin ý kiến của cấp trên. Đây cũng là biểu hiện của việc đùn đẩy, né tránh, hoặc không xác định được trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết của cá nhân, cơ quan mình đối với công việc đó. Từ đó dẫn đến tình trạng chậm tiến độ, kéo dài thời gian giải quyết và ảnh hưởng không tốt đến chất lượng, hiệu quả công việc.
(7) Khi được hỏi hoặc xin ý kiến thì không trả lời hoặc trả lời chung chung, không rõ quan điểm, chậm trễ trong việc tiếp thu, trả lời các vấn đề thuộc thẩm quyền
Đây cũng là biểu hiện của né tránh trách nhiệm, khi được hỏi hoặc xin ý kiến thì cấp trên không trả lời hoặc trả lời chung chung, không rõ quan điểm, chậm trễ trong việc tiếp thu, trả lời các vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết.
(8) Người đứng đầu đùn đẩy, né tránh, giao cho cấp phó trả lời hoặc cung cấp thông tin; không quyết định những việc thuộc thẩm quyền của mình mà để người khác quyết định hoặc ký thay.
Cấp phó là người giúp Cấp trưởng phụ trách, chỉ đạo một số lĩnh vực công tác của đơn vị, một số phòng chuyên môn, nghiệp vụ; chịu trách nhiệm trước Cấp trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Trong thực tế, vẫn có trường hợp người đứng đầu đùn đẩy, né tránh, giao cho cấp phó trả lời hoặc cung cấp thông tin; không quyết định những việc thuộc thẩm quyền của mình mà để người khác quyết định hoặc ký thay. Vì vậy, việc thực thi nhiệm vụ, giải quyết công việc phải thực hiện theo đúng quy chế làm việc đã ban hành.
(9) Một việc, một vấn đề nhưng tổ chức họp bàn nhiều lần, yêu cầu lấy ý kiến nhiều nơi, yêu cầu báo cáo nhiều lần nhưng không giải quyết được công việc. Nội dung chỉ đạo chung chung, khi có nhiều ý kiến khác nhau thì không quyết định, kết luận rõ ràng, không nêu quan điểm, chính kiến, đùn đẩy trách nhiệm cho cấp dưới, yêu cầu bổ sung trình tự, thủ tục mới hoặc chờ đợi sự chỉ đạo của cơ quan cấp trên hoặc cơ quan chức năng hướng dẫn
Hội họp là một trong các cách thức để giải quyết công việc trong hoạt động lãnh đạo, quản lý nhằm tranh thủ ý kiến của nhiều cá nhân, đơn vị có liên quan đối với một vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên, để tránh lạm dụng việc hội họp quá nhiều mà không đạt được hiệu quả gây lãng phí về thời gian, nhân lực, tiền bạc…thì khi tổ chức họp phải xét đến tính cần thiết, tính hiệu quả và mục tiêu hướng đến. Đối với những cuộc họp có nội dung chỉ đạo chung chung, khi có nhiều ý kiến khác nhau thì không quyết định, kết luận rõ ràng, không nêu quan điểm, chính kiến, đùn đẩy trách nhiệm cho cấp dưới, yêu cầu bổ sung trình tự, thủ tục mới hoặc chờ đợi sự chỉ đạo của cơ quan cấp trên hoặc cơ quan chức năng hướng dẫn. Biểu hiện này dẫn đến hoạt động của cơ quan, tổ chức kém hiệu quả, công việc trì trệ.
(10) Buông lỏng quản lý, không theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới, nhất là các việc có tồn tại, vướng mắc, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách
Buông lỏng quản lý là việc người có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý nhưng không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, không chấp hành quy định của cấp trên; không ban hành các quyết định, quy chế, quy định, quy trình. không có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoặc đôn đốc, kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý.
Cán bộ lãnh đạo hoặc người được giao chức trách mà buông lỏng quản lý thì công việc đình trệ, hoặc vi phạm quy định, gây thiệt hại cho Nhà nước. Là lãnh đạo thì nhất thiết phải theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới. Có như vậy thì việc thực thi công việc mới đảm bảo tiến độ và đạt hiệu quả cao.
2. Liên hệ với tình hình thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị
Thực hiện Kế hoạch số 31-KH/ĐU ngày 17/11/2023 của Đảng ủy Sở về tổ chức nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TU ngày 27/10/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy, không làm đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong tình hình hiện nay; Chi bộ đã ban hành Kế hoạch số 94-KH/CB ngày 15/12/2023 về tổ chức nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TU. Trung tâm Công tác xã hội cũng đã ban hành Kế hoạch số 05/KH-TTCTXH ngày 22/01/2024 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy. Theo đó, Chi bộ tổ chức quán triệt tinh thần, nội dung Chỉ thị đến toàn thể đảng viên, viên chức, người lao động (VC-NLĐ) Trung tâm. Với tinh thần thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp và tăng cường kỷ luật, kỷ cương, kết hợp giữa xây và chống để chấn chỉnh, khắc phục, đẩy lùi tình trạng nêu trên và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, cần quyết liệt thực hiện trong thời điểm hiện nay.Trung tâm thông báo thành lập Tổ kiểm tra thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TU, trong đó có Trưởng ban Thanh tra nhân dân làm thành viên. Tổ thực hiện nhiệm vụ theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chỉ thị 34-CT/TU, trong đó tập trung 10 biểu hiện đối với VC-NLĐ của đơn vị; chú trọng kiểm tra đột xuất và tham mưu xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các hành vi và vấn đề được phát hiện qua kiểm tra, nhất là việc thực hiện quy chế làm việc của VC-NLĐ cơ quan.
Kết quả đến nay, hầu hết đảng viên, VC-NLĐ đơn vị chưa có các biểu hiện theo Chỉ thị 34-CT/TU. Chấp hành tốt nội quy, quy chế cơ quan; 100% đảng viên, VC-NLĐ cam kết thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TU…Tuy nhiên, đôi lúc, đôi nơi vẫn còn một vài VC-NLĐ xử lý công việc còn chậm, chưa tham mưu kịp thời hoặc còn lúng túng trong thực thi nhiệm vụ, chưa đề xuất được những giải pháp mang tính nổi trội…
3. Một số giải pháp phòng ngừa và đẩy lùi 10 biểu hiện của Chỉ thị 34-CT/TU
Một là, Thường xuyên tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức của đảng viên, VC- NLĐ về tinh thần, nội dung Chỉ thị số 34-CT/TU thông qua sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt chuyên đề, giao ban định kỳ, trên nhóm zalo chi bộ, zalo cơ quan, trao đổi nội bộ, website…, Tổ chức Hội thi tìm hiểu văn bản; xây dựng inforgraphic tuyên truyền...;
Hai là, Triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt; gắn với quy định trách nhiệm nêu gương của đảng viên, VC-NLĐ mà trước hết là người đứng đầu, là lãnh đạo Trung tâm;
Ba là, Phân công công việc cụ thể, rõ ràng, hợp lý để từng đảng viên, VC-NLĐ xác định được vai trò, trách nhiệm của mình trong thực thi nhiệm vụ; đồng thời nắm được mục tiêu, định hướng để tham mưu thực hiện đảm bảo tiến độ và hiệu quả;
Bốn là, Tăng cường hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ đã phân công;
Năm là, Trên cơ sở nội dung cam kết, từng đảng viên, VC-NLĐ “tự soi, tự sửa” trên tinh thần phê bình và tự phê bình về 10 biểu hiện theo Chỉ thị số 34-CT/TU trong các cuộc họp đánh giá xếp loại hàng tháng và cuối năm;
Sáu là, Kịp thời biểu dương, khen thưởng những cá nhân có cách làm đột phá, sáng tạo, hiệu quả, xem đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ. Nghiêm túc kiểm điểm, phê bình và có biện pháp xử lý đối với những tập thể, cá nhân không đảm bảo về tiến độ, chất lượng công việc, nhất là những công việc đã được đôn đốc, chỉ đạo nhiều lần;
Bảy là, Phân công cán bộ theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TU và tổng hợp báo cáo kết quả đúng thời gian quy định./.
Tin, bài: Văn Châu
Tin mới
- Tập huấn thực hành giao tiếp có hiệu quả với người có rối nhiễu tâm trí cho cán bộ Trạm Y tế xã/phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - 08/05/2024
- Tập huấn kỹ năng phát hiện và hỗ trợ trẻ em, học sinh là nạn nhân của bạo lực học đường - 08/05/2024
- Họp sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai hoạt động 6 tháng cuối năm tài chính 2024 - 02/05/2024
- Đà Nẵng đồng loạt ra quân tuyên truyền, kiểm tra, xử lý tình trạng lang thang, xin ăn trên địa bàn thành phố phục vụ các ngày lễ: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế lao động 01/5 - 02/05/2024
- Tọa đàm nhận diện và ứng phó với căng thẳng cho cán bộ Chi đoàn các Trường Đại học, Cao đẳng - 09/04/2024
Các tin khác
- Đà Nẵng ra quân tuyên truyền, kiểm tra, xử lý tình trạng lang thang, xin ăn trên địa bàn thành phố dịp Lễ hội Quán Thế Âm, Ngũ Hành Sơn TP Đà Nẵng năm 2024 - 27/03/2024
- Giải cầu lông viên chức, người lao động nhân kỷ niệm Ngày Công tác xã hội 25/3 năm 2024 - 27/03/2024
- Diễu hành xe đạp và trưng bày gian hàng giới thiệu các dịch vụ công tác xã hội nhân kỷ niệm Ngày Công tác xã hội Việt Nam - 25/3 - 27/03/2024
- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung gửi thư chúc mừng ngày Công tác xã hội Việt Nam - 25/03/2024
- Chi đoàn Trung tâm Công tác xã hội hưởng ứng Tháng Thanh niên 2024 - 21/03/2024