Trong khuôn khổ dự án “Phòng chống các hình thức lao động trẻ em trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, bao gồm bóc lột tình dục trẻ em trong môi trường mạng và vi phạm các điều kiện lao động tối thiểu tại Đà Nẵng (Dự án ACE)”, trong 02 ngày 26-27/4/2023, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng đã phối hợp với Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tổ chức lớp tập huấn kỹ năng hỗ trợ trẻ là nạn nhân của lao động trẻ em, bao gồm bóc lột tình dục trẻ trên môi trường mạng, dựa trên hiểu biết về rối loạn căng thẳng sau sang chấn cho hơn 20 đại biểu là cán bộ Phòng Bảo trợ xã hội và Trẻ em, Trung tâm Công tác xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; nhân viên Tổng đài 111 khu vực miền Trung Tây Nguyên, Tổng đài 1022, chuyên viên Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các quận thuộc vùng dự án (Hải Châu, Sơn Trà, Liên Chiểu) và nhân viên công tác xã hội bệnh viện Đà Nẵng, bệnh viện Phụ sản Nhi, bệnh viện Tâm thần.
Ảnh: PGS. TS Bùi Thị Hồng Thái - Báo cáo viên lớp tập huấn
Tại lớp tập huấn, báo cáo viên PGS. TS Bùi Thị Hồng Thái - Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã chia sẻ những nội dung về: Kiến thức chung về trẻ em và lao động trẻ em trái pháp luật; Mô hình sinh thái về các yếu tố có nguy cơ dẫn đến tình trạng lao động trẻ em trái pháp luật; Sự phát triển tâm lý xã hội của trẻ em và hệ lụy về sức khỏe tâm lý; Tổn thương tâm lý của trẻ là nạn nhân của LĐTE; Các biểu hiện của rối loạn căng thẳng sau sự kiện gây sang chấn tâm lý; Đánh giá sàng lọc các biểu hiện của rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Bên cạnh việc tiếp thu các kiến thức, học viên còn được báo cáo viên hướng dẫn thực hành công cụ sàng lọc rối loạn căng thẳng sau sang chấn và đánh giá các nhóm biểu hiện căng thẳng sau chấn thương.
Ảnh: Đại biểu thực hành tại lớp
Qua lớp tập huấn các đại biểu được nâng cao kiến thức, hiểu biết cơ bản về rối loạn căng thẳng sau sang chấn, nhận diện được các biểu hiện của rối loạn căng thẳng sau sang chấn và các phản ứng của trẻ theo độ tuổi đối với những sự kiện sang chấn. Đây là nền tảng quan trọng cho việc phát hiện trẻ có nguy cơ là nạn nhân của lao động trẻ em trái pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng hỗ trợ cho nạn nhân của LĐTE trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và/hoặc BLTDTE trên môi trường mạng./.
Tin, ảnh: BI
Tin mới
- Tập huấn chuyên sâu nâng cao năng lực nhận diện và xử lý trường hợp lao động trẻ em - 24/05/2023
- Truyền thông cộng đồng về Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 tại Làng trẻ em SOS Đà Nẵng - 24/05/2023
- Truyền thông Bảo vệ trẻ em tại Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Đà Nẵng - 24/05/2023
- Thi tuyển nhân viên tư vấn Tổng đài vùng Nam Trung Bộ - Tây Nguyên của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 tại Đà Nẵng - 24/05/2023
- Thông báo - Danh sách thí sinh đủ điều kiện dự tuyển nhân viên tư vấn Tổng đài vùng Nam Trung Bộ - Tây Nguyên của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em - 12/05/2023
Các tin khác
- Đà Nẵng ra quân tuyên truyền, kiểm tra, xử lý tình trạng lang thang xin ăn, xin ăn biến tướng trên địa bàn thành phố - 08/05/2023
- Tập huấn Kỹ năng Công tác xã hội cho nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện - 05/05/2023
- Thông báo - Tuyển dụng nhân viên tư vấn cho Tổng đài vùng Nam Trung Bộ - Tây Nguyên của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em - 28/04/2023
- Tập huấn Kỹ năng phát hiện và kết nối đối với nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt cho Đại diện Ban điều hành Tổ dân phố các phường thuộc quận Hải Châu - 17/04/2023
- Họp giao ban triển khai thực hiện mô hình Trợ giúp xã hội cho người bệnh lao/lao kháng thuốc năm 2023 - 17/04/2023